TRANG CHỦ > TIN TỨC
Bộ Nông nghiệp và Môi trường phối hợp cùng Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) và các Bên liên quan tổ chức Hội thảo tham vấn về Dự thảo Kế hoạch Chi tiết triển khai Kế hoạch hành động Quốc gia về chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm (LTTP) minh bạch, trách nhiệm và bền vững ở Việt Nam đến năm 2030.

Tại hội nghị quốc tế công nghiệp thực phẩm Việt Nam 2017 với chủ đề “Nâng cao chuỗi giá trị ngành thực phẩm Việt Nam” diễn ra ngày 16/11/2017, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải nhấn mạnh, Bộ Công Thương cùng các bộ, ngành luôn khuyến khích và hỗ trợ các Doanh nghiệp công nghiệp thực phẩm đầu tư, phát triển theo chuỗi giá trị nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm, xây dựng thương hiệu, phát triển thị trường.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Thủ tướng Shinzo Abe vừa chứng kiến lễ trao đổi văn kiện ký kết hợp tác giữa các bộ, ngành và các dự án đầu tư của doanh nghiệp Nhật Bản vào Việt Nam với tổng trị giá khoảng 5 tỷ USD.
Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Lâm nghiệp gồm 12 chương, 108 Điều. Luật Lâm nghiệp quy định về quy hoạch lâm nghiệp; quản lý rừng; bảo vệ rừng; sử dụng rừng; chế biến thương mại, lâm sản; quyền và nghĩa vụ của chủ rừng; định giá rừng, đầu tư, tài chính trong lâm nghiệp; khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế về lâm nghiệp; quản lý nhà nước về lâm nghiệp và kiểm lâm. Luật Lâm nghiệp có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2019.
Theo Bộ Nông nghiệp &PTNT và một số địa phương cho biết việc thực hiện sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty lâm nghiệp theo Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 12/3/2014 của Bộ Chính trị và Nghị định số 118/2014/NĐ-CP của Chính phủ bị chậm lại. Đến nay, mới cổ phần hóa được 10/102 công ty (chiếm 19,6%), chuyển được 12/38 công ty sang công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) hai thành viên (31,28%), mới phê duyệt giải thể 11 công ty (39%)… Thậm chí một số địa phương phải điều chỉnh lại phương án tổng thể vì không phù hợp với thực tiễn.
Thủ tướng Chính phủ vừa quyết định số 1668/QĐ-TTg (ngày 31/10/2017) thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia (BCĐQG) về cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng. Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng Ban, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ làm Phó Trưởng ban Thường trực và Phó Trưởng ban là Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân được thành lập theo Quyết định số 842/QĐ- HĐTV ngày 3/10/2017 của Chủ tịch Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng chính thức ra mắt tối 30/10/2017 tại Hà Nội. Ban nghiên cứu sẽ ưu tiên lựa chọn 3 lĩnh vực đầu tiên để thực hiện công việc là lĩnh vực nông nghiệp, du lịch và công nghệ thông tin.
Chính phủ vừa ra Nghị quyết số 98/NQ-CP: Ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 03 tháng 6 năm 2017 của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 5 khóa XII về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nghị quyết có hiệu lực ngay từ ngày ký 03/10/2017.
Ngày 9/10/2017, Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành Thông tư số 18/2017/TT-BNNPTNT và chính thức có hiệu lực vào ngày 27/11/2017 về “Hướng dẫn một số nội dung thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 – 2020”.
Theo Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2017, trong số 13 chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của năm 2017, có 5 chỉ tiêu ước vượt và 8 chỉ tiêu ước đạt kế hoạch.
Tính đến nay, nước ta đã ký kết và đang thực thi 10 Hiệp định thương mại tự do (FTA); việc thực thi các FTA này góp phần mang lại những tác động tích cực cho sự phát triển kinh tế, giúp mở rộng thị trường xuất khẩu cho hàng hóa của Việt Nam. Ngày 19/10/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ra Chỉ thị số 38/CT-TTg về tăng cường thực hiện và khai thác hiệu quả các FTA đã có hiệu lực.
 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70   

Liên kết
Lượt truy cập
378,586 lượt
Đối tác và mạng lưới ISG