Trang chủ > Giới thiệu về ISG
 

Trên cơ sở nhận thức công tác điều phối viện trợ phát triển phải là nhiệm vụ của Chính phủ nhằm đảm bảo đáp ứng đúng những ưu tiên của Quốc gia, việc thành lập một nhóm hỗ trợ công tác điều phối viện trợ phát triển ngành lần đầu tiên được đưa ra xem xét và thảo luận tại Bộ Lâm nghiệp (cũ) từ năm 1994. Các nhà tài trợ, các cơ quan chức năng Việt Nam, các chuyên gia tư vấn trong nước và quốc tế đã có nhiều đóng góp quý báu cho ý tưởng này.


1995: Bộ Lâm nghiệp đề xuất xây dựng Nhóm Điều phối Phát triển Lâm nghiệp Việt Nam (CGFV) nhằm quản lý và điều phối hiệu quả các chương trình/dự án, cải thiện công tác lập kế hoạch, thực thi và đánh giá. Trong khuôn khổ Diễn đàn Điều phối Viện trợ cho Ngành Nông nghiệp Việt Nam, cách tiếp cận của CGFV được nhận xét là rất phù hợp đối với một cơ quan điều phối của ngành lâm nghiệp, và đã được đề xuất triển khai tại Hội nghị Điều phối Viện trợ Ngành Nông nghiệp ngày 15-16 tháng 06 năm 1995 tại Hà Nội.


Tháng 11-1995: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn được hình thành trên cơ sở sáp nhập một số Bộ cũ, trở thành một Bộ chủ chốt và đa ngành của Việt Nam.


Ngày 9 tháng 04-1997:Nhóm Hỗ trợ quốc tế (ISG) chính thức được thành lập theo Quyết định số 541 NN/TCCB-QĐ của Bộ trưởng Bộ NN và PTNT. Nhóm Hỗ trợ quốc tế có mục tiêu điều phối chung, hài hoà, thống nhất hơn các vấn đề liên quan đến các khái niệm phát triển, cách tiếp cận trong lĩnh vực phát triển nông nghiệp và nông thôn. Một số Tổ Công tác Kỹ thuật (TWG) được thành lập theo Quyết định số 2819 NN-TCCB/QĐ ngày 9 tháng 10 năm 1997 với nhiệm vụ triển khai thực hiện các vấn đề cụ thể trong lĩnh vực NN và PTNT dựa trên kinh nghiệm thực tiễn công tác. ISG là một diễn đàn đối thoại trong ngành NN và PTNT trong việc chuẩn bị cho các Hội nghị tư vấn các nhà tài trợ cho Việt nam (CG). Ban đầu, việc tài trợ cho các hoạt động của ISG được thực hiện thông qua Chương trình Phát triển Nông thôn Miền núi Việt Nam Thuỵ Điển (MRDP). Sau một vài năm hoạt động, ISG đã có những đóng góp đáng, kể tăng cường nhận thức về sự cần thiết của một diễn đàn, một cơ chế mà qua đó các cơ quan chức năng của Chính phủ và các nhà tài trợ có thể gặp gỡ thảo luận và xem xét các ưu tiên, chính sách, chiến lược và kinh nghiệm trong NN và PTNT.


Cuối năm 1999: Một đoàn công tác bao gồm đại diện của một số nhà tài trợ và cơ quan quản lý của Việt Nam đã tiến hành đánh giá ISG, về cơ bản nhất trí với khái niệm và cách tiếp cận áp dụng từ trước đến nay, và đưa ra một số đề xuất nhằm phát triển hơn nữa quá trình ISG. Từ những kết quả đánh giá, khái niệm về một ISG “mới” được nêu ra.


Tháng 5 - 2000: Đề cương Chức năng nhiệm vụ (TOR) mới của ISG được phê duyệt tại Hội nghị Toàn thể ISG.


Ngày 24 tháng 11 - 2000: Ban điều hành ISG được thành lập theo Quyết định số 120/2000/QĐ/BNN-TCCB ngày 24 tháng 11 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ NN và PTNT Lê Huy Ngọ. Bộ NN và PTNT đã thể hiện vai trò sở hữu của mình trong việc làm Chủ tịch và Phó chủ tịch Ban điều hành ISG với sự tham gia của 10 đại diện của cộng đồng tài trợ, các tổ chức quốc tế và các tổ chức phi chính phủ, và 12 thành viên phía Việt Nam. Cũng vào thời gian này, Văn phòng ISG được củng cố và chính thức được thành lập theo Quyết định số 121/2000/QĐ/BNN-TCCB của Bộ trưởng Bộ NN và PTNT ngày 24 tháng 11 năm 2000, dưới sự quản lý trực tiếp của Vụ Hợp tác Quốc tế. Ngày 18 tháng 12 năm 2000: Chính phủ Việt Nam đã hỗ trợ cho hoạt động của ISG bằng Quyết định số 1167/CP-QHQT ngày 18 tháng 12 năm 2000 của Thủ tưởng Chính phủ, cho phép Bộ NN và PTNT thành lập Quỹ Uỷ thác để tiếp nhận các khoản tài trợ cho hoạt động của ISG. Ngày 22 tháng 12 năm 2000: Hội nghị lần thứ nhất Ban điều hành ISG đã phê duyệt Kế hoạch Công tác ISG năm 2001, thành lập hai Nhóm Công tác Chuyên đề (TAG) về Hội nhập Kinh tế Quốc tế và Chính sách Nông nghiệp (TAG 1) và Hỗ trợ Quản lý Tài nguyên nước (TAG 2). Khái niệm mới về quá trình ISG bắt đầu đi vào thực tiễn. Tháng 1 năm 2001: Bản tin ISG số 1 (theo quý) được phát hành. Ngày 8 Tháng 5 - 2001: Hội nghị lần thứ hai Ban điều hành ISG phê duyệt Đề cương chức năng nhiệm vụ (ToR) và Kế hoạch công tác của hai TAG. Hệ thống Thông tin Quản lý ISG bao gồm cơ sở dữ liệu ODA mới được cập nhật và Website thử nghiệm của ISG phục vụ phát triển đã được giới thiệu. Ngày 30 tháng 5 - 2001: Hội nghị Toàn thể ISG đã thu hút hơn một trăm đại biểu từ các Bộ, Ngành của Việt Nam, cộng đồng tài trợ, các tổ chức quốc tế và các tổ chức phi chính phủ. Bên cạnh các hoạt động đang được tiến hành của hai Nhóm Công tác Chuyên đề (TAG), các đại biểu đã đề xuất thêm một số Hoạt động chuyên đề: Đánh giá việc giải ngân trong ngành Nông nghiệp, Đánh giá Tín dụng Vi mô và Vĩ mô Nông thôn. Ngoài ra, vai trò của ISG trong việc hỗ trợ hình thành và triển khai thực hiện các đối tác ngành (Đối tác trồng mới 5 triệu ha rừng-5MHRP, và Đối tác giảm nhẹ thiên tai-NDM) đã được nhấn mạnh. Quá trình ISG bắt đầu hoạt động như một diễn đàn với phương thức mới, hoạt động mới hỗ trợ quá trình đối thoại chính sách, trao đổi thông tin và kinh nghiệm: Hội nghị Toàn thể thường niên Hội nghị Ban điều hành ISG hai năm một lần Các hoạt động chuyên đề Các hội nghị, hội thảo trong nước và quốc tế Hệ thống thông tin quản lý, dựa trên trang thông tin điện tử phục vụ phát triển, và một cơ sở dữ liệu với hệ thống mã số nhằm hỗ trợ quản lý các dự án của ngành. Các ấn phẩm, bao gồm Bản tin quý, bản tin tháng, các báo cáo chuyên đề Ngày 22 tháng 10 năm 2002 : Hội nghị Nước quốc tế Hà Nội đã được tổ chức thành công với sự hỗ trợ của ISG. Ngày 18 tháng 12 năm 2002 : tại Hội nghị lần thứ 6 của Ban điều hành ISG, BĐH đã thống nhất: thành lập Nhóm công tác chuyên đề 3 (TAG3) về hỗ trợ thực hiện Chiến lược Toàn diện về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo trong nông nghiệp và thôn thôn. Nhóm TAG2 được đổi tên thành Hỗ trợ Phát triển thuỷ lợi, phòng chống thiên tai và cấp nước nông thôn, do có sự thay đổi về tổ chức của Chính phủ và Bộ mới được hình thành - Bộ Tài nguyên và Môi trường. Ngày 22 tháng 9 năm 2003: Hội nghị Toàn thể ISG với chủ đề "Hội nhập quốc tế và Phát triển nông thôn" đã được tổ chức, đồng chủ trì bởi Bộ NN và PTNT, AusAID và ADB. Khoảng 200 đại biểu trong nước và quốc tế đa tham dự Hội nghị này. Tháng 1 năm 2004: Bản tin tháng ISG đầu tiên được ấn hành. Ngày 30 tháng 3 năm 2004: tại Hội nghị lần thứ 8 của BĐH ISG, Thoả thuận khung (FA) đã được ký kết giữa Bộ NN và PTNT và các nhà tài trợ nòng cốt (AusAID, Danida, Hà Lan và Sida) để hỗ trợ tài chính cho việc thực hiện Kế hoạch 2004-2006 của ISG. Tại hội nghị này, Văn phòng ISG đã giới thiệu về khái niệm Bản tổng hợp khuyến nghị chính sách và các đầu mối đối thoại chính sách cấp tỉnh, và đã nhân được nhiều ý kiến góp ý hay của các thành viên BĐH. Cơ quan Hợp tác Phát triển Thuỵ sỹ (SDC) trở thành thành viên thứ 23 của BĐH ISG. Ngày 9 tháng 11 năm 2004: Hội nghị Toàn thể ISG với chủ đề "Tăng trưởng để giảm nghèo trong nông nghiệp và nông thôn" đã được tổ chức, dưới sự chủ trì của Bộ NN và PTNT, đồng chủ trì là Đại sứ quán Hà Lan. Khoảng 200 đại biểu trong nước và quốc tế đã tham dự Hội nghị. Các Nhóm công tác chuyên đề (TAG) Hiện tại, có 3 TAG đang hoạt động song song trong khuôn khổ ISG: TAG1: Hội nhập Kinh tế quốc tế và chính sách nông nghiệp, tập trung vào các nội dung như đánh giá nhu cầu đào tạo; đánh giá các hình thức giao dich nông sản tại Việt Nam; và đánh giá FDI trong nông nghiệp. TAG2: Hỗ trợ phát triển thuỷ lợi, phòng chống thiên tai và cấp nước nông thôn, tập trung vào việc tăng cường công tác điều phối giữa các Bộ hữu quan và các nhà tài trợ trong các chiến lược của ngành nước và các vấn đề lưu vực sông. TAG3: Hỗ trợ thực hiện CPRGS trong nông nghiệp và nông thôn. Nhóm này hỗ trợ công tác điều phối theo chiều dọc. Hệ thống thông tin ISG phục vụ đối thoại chính sách, trao đổi và chia sẻ thông tin và các bài học kinh nghiệm: Bản tin quý ISG Bản tin tháng Trang Web ISG Cơ sở dữ liệu ODA & NGO của Bộ NN và PTNT Cơ sở dữ liệu tích hợp phục vụ hợp tác quốc tế ngành

 

 


Liên kết
Lượt truy cập
188,467 lượt
Đối tác và mạng lưới ISG