TRANG CHỦ > TIN TỨC
Bộ Nông nghiệp và Môi trường phối hợp cùng Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) và các Bên liên quan tổ chức Hội thảo tham vấn về Dự thảo Kế hoạch Chi tiết triển khai Kế hoạch hành động Quốc gia về chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm (LTTP) minh bạch, trách nhiệm và bền vững ở Việt Nam đến năm 2030.

Hội nghị Tổng kết 10 năm Chương trình mục tiêu Quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM) khu vực miền núi phía Bắc, ngày 3/8/2019 tại Hòa Bình, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng BCĐ Trung ương các chương trình MTQG giai đoạn 2016 – 2020 chủ trì Hội nghị. Phó Thủ tướng đánh giá vùng miền núi phía Bắc là vùng khó khăn, nhưng những kết quả đạt được rất đáng hoan nghênh. Kết quả này sẽ tạo sự lan tỏa ra nhiều khu vực khác, đặc biệt các thôn, bản vùng sâu, xa.
Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp &PTNT, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản 7 tháng năm 2019 ước đạt hơn 23 tỷ USD; tổng giá trị nhập khẩu mặt hàng này đạt khoảng 18 tỷ USD. Như vậy, thặng dư thương mại mặt hàng nông lâm thủy sản xuất khẩu trong 7 tháng qua ước đạt gần 5 tỷ USD, tăng 11,9% so với cùng kỳ năm 2018.
Theo kế hoạch triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020, cả nước phải có 50% tổng số xã đạt chuẩn xã nông thôn mới vào năm 2020, nhưng tới hết tháng 6/2019, đã có 50,1% tổng số xã đạt chuẩn, trước 18 tháng so với yêu cầu của Quốc hội và Chính phủ.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa ký ban hành Nghị quyết 53/NQ-CP (ngày 17/7/2019) của Chính phủ về giải pháp khuyến khích, thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp hiệu quả, an toàn và bền vững. Nghị quyết khẳng định, nông nghiệp Việt Nam còn rất nhiều tiềm năng và cơ hội cần khai thác, đặc biệt là quỹ đất, nguồn nhân lực và tận dụng cơ hội trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0. Chính phủ đặt mục tiêu đến năm 2030 có 80.000 đến 100.000 doanh nghiệp có hoạt động đầu tư kinh doanh hiệu quả trong lĩnh vực này.
Thủ tướng Chính phủ vừa có Chỉ thị 19/CT-TTg về các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng và phát triển bền vững Vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ) phía Nam với 3 nhóm giải pháp về: Cơ chế, chính sách; liên kết các ngành, lĩnh vực và nguồn lực. Chị thị nêu rõ mục tiêu của Vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ) phía Nam là phát triển kinh tế bền vững đi đôi với bảo đảm công bằng, ổn định chính trị xã hội, hài hòa giữa các mục tiêu về phát triển kinh tế, phát triển xã hội và cải thiện môi trường sinh thái.
Việc ứng dụng công nghệ viễn thám vào sản xuất lúa, các cơ quan trong ngành nông nghiệp có thể tiếp cận số liệu chính xác, khách quan và kịp thời để từ đó có thể nâng cao hiệu quả sản xuất lúa gạo và nhất là tăng cường trong quản lý rủi ro thiên tai. Cơ quan Hợp tác và Phát triển Thụy Sỹ (SDC) sẽ tài trợ không hoàn lại 365.000 Franc Thụy Sỹ, tương đương 82% tổng giá trị dự án, nhằm thực hiện những bước cuối cùng để thể chế hóa và tích hợp RIICE vào hệ thống theo dõi canh tác và sản xuất lúa chính thức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Phía Bộ Nông nghiệp &PTNT sẽ đóng góp 18% kinh phí dự án.
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định 824/QĐ-TTg phê duyệt Đề án "Tăng cường quản lý Nhà nước về chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại và gian lận xuất xứ".
Chính phủ ban hành Nghị định số 62/2019/NĐ-CP ngày 11/7/2019 về sửa đổi, bổ sung một số điều trong Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13/4/2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa.
Chính phủ Hàn Quốc sẽ hỗ trợ Việt Nam 5 tỷ won, tương đương khoảng 4,5 triệu USD trong việc lập kế hoạch tổng thể phát triển nông nghiệp cho đồng bằng sông Hồng (ĐBSH). Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp &PTNT Lê Quốc Doanh chứng kiến Lễ ký kết dự án. Phát biểu tại buổi hội đàm, thứ trưởng Lê Quốc Doanh nhấn mạnh dự án này là một trong những hoạt động thể hiện sự hợp tác toàn diện trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn của Việt Nam và Hàn Quốc. Dự án sẽ được thực hiện tại Thái Bình từ năm 2019 - 2023.
Theo kết quả sơ bộ cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, ở thời điểm 0 giờ ngày 1/4/2019, dân số Việt Nam là 96.208.984 người. Với kết quả này, Việt Nam hiện là quốc gia đông dân thứ 15 thế giới và thứ 3 ở khu vực Đông Nam Á (sau Indonesia và Philippines).
 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60   

Liên kết
Lượt truy cập
376,083 lượt
Đối tác và mạng lưới ISG