TRANG CHỦ > NÔNG THÔN MỚI

WFD 39: “Hành động hôm nay, Tương lai ngày mai; Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh vì một thế giới KHÔNG còn nạn đói”.

Ngày đăng tin: 16/10/2019,04:06:04)



Học sinh Trường PTTH chuyên Nguyễn Huệ, Hà Nội giao lưu chia sẻ thông tin về kiến thức dinh dưỡng với các chuyên gia tại Lễ kỷ niệm.

 

Ngày 14/10/2019, tại Hà Nội, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO) tại Việt Nam và Viện Dinh dưỡng quốc gia (DDQG) đã tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày Lương thực Thế giới lần thứ 39 và phát động tuần lễ “Dinh dưỡng và phát triển”.

Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh vì một thế giới KHÔNG còn nạn đói”, thông điệp này kêu gọi các cấp, các ngành và toàn xã hội hãy chung góp sức, cùng hành động nhằm giúp cho tất cả mọi người có cơ hội dễ dàng tiếp cận.

Ông Albert T. Lieberg - Trưởng đại diện FAO tại Việt Nam cho biết: “Hơn 800 triệu người trên thế giới đang không đủ ăn, song hơn 600 triệu người lớn và 120 triệu trẻ em gái và trai (độ tuổi 5 - 19) lại đang trong tình trạng béo phì… Ngoài những ảnh hưởng tiêu cực đến tình trạng sức khỏe cộng đồng, những thay đổi về chế độ ăn trong thời gian gần đây còn là nguyên nhân to lớn dẫn đến suy thoái môi trường và biến đổi khí hậu”.

Trong những năm qua, Việt Nam đã đạt được những thành tựu vượt bậc trong phát triển kinh tế, đời sống của người dân được cải thiện về mọi mặt. Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em đã giảm đáng kể và bền vững; Tình hình an ninh lương thực, thực phẩm và bữa ăn của người dân đã được cải thiện rõ rệt. Việt Nam được cộng đồng quốc tế đánh giá là điểm sáng trong thực hiện các mục tiêu Phát triển thiên niên kỷ, đặc biệt là việc giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở trẻ em dưới 5 tuổi. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với nhiều vấn đề trong quá trình phát triển của mình, trong đó có những vấn đề về thực phẩm lành mạnh và sẵn có cho toàn bộ người dân, về ô nhiễm môi trường, về biến đổi khí hậu… Tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi vẫn còn ở mức khá cao là 23,8%, suy dinh dưỡng thể nhẹ cân là 13,4% (theo số liệu của mạng lưới giám sát dinh dưỡng toàn quốc năm 2017 - Viện DDQG công bố). Bên cạnh đó, tỷ lệ thừa cân, béo phì đang có xu hướng gia tăng nhanh chóng, nhất là ở khu vực đô thị. Tình trạng dinh dưỡng của các em học sinh cũng đáng báo động: Theo kết quả điều tra nghiên cứu được Viện DDQG được tiến hành trong giai đoạn 2017 - 2018 với cỡ mẫu 5000 học sinh từ 75 trường học từ Tiểu học đến THCS; THPT (thuộc 25 xã/phường) trên một số tỉnh thành phố cũng cho thấy, tỷ lệ thừa cân/béo phì chung ở học sinh là 29,0% (tỷ lệ này ở khu vực nông thôn là 17,8%; khu vực thành thị là 41,9%).

Phát biểu tại Lễ kỷ niệm, PGS.TS. Trần Đắc Phu - Cục trưởng Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế cho biết, trong một số thập kỷ gần đây, bên cạnh sự phát triển vượt bậc của các điều kiện kinh tế, xã hội, chúng ta cũng có rất nhiều sự thay đổi tiêu cực về thói quen ăn uống, cách sử dụng thực phẩm, lối sống và sinh hoạt. Chế độ ăn ít rau xanh, nhiều chất béo, sử dụng nhiều thực phẩm chế biến sẵn; Lối sống tĩnh tại, ít hoạt động thể lực… là những yếu tố làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe của người dân Việt Nam.

Đồng hưởng ứng Ngày Lương thực Thế giới 16/10 do FAO tổ chức trên toàn cầu, Bộ Y tế Việt Nam đã phát động một chiến dịch truyền thông với tên gọi Tuần lễ “Dinh dưỡng và Phát triển” diễn ra từ ngày 16 - 23/10/2019 nhằm hưởng ứng Ngày Lương thực Thế giới và kêu gọi toàn dân thực hiện dinh dưỡng hợp lý, với chủ đề “Dinh dưỡng hợp lý là nền tảng của sức khỏe”.

Các tin khác

Liên kết
Lượt truy cập
187,727 lượt
Đối tác và mạng lưới ISG