TRANG CHỦ > HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

Thúc đẩy thương mại nông sản Việt Nam - Đan Mạch

Ngày đăng tin: 28/10/2024,02:41:05)



Ngày 28/10/2024, tại Bộ Nông nghiệp và PTNT, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đã có buổi tiếp Tham tán thương mại Đan Mạch ông Lasse Pedersen Hjorshoj.

 

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho biết, Việt Nam và Đan Mạch có mối quan hệ truyền thống tốt đẹp. Năm 2013, hai nước ký thỏa thuận hợp tác toàn diện mà Đan Mạch là một trong những nước Bắc Âu đầu tiên ký kết thỏa thuận này với Việt Nam.

 

Năm 2023, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen đã thông qua Tuyên bố chung thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược Xanh giữa hai nước. Đây là những căn cứ quan trọng để hai bên hợp tác chặt chẽ và hiệu quả hơn.

 

Trong nội dung bản Tuyên bố chung đã nêu những nội dung Bộ Nông nghiệp và PTNT mong muốn tăng cường hợp tác trong lĩnh vực lương thực, nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản với trọng tâm chính là sản xuất lương thực, thực phẩm bền vững và tiết kiệm tài nguyên.

 

Đối với lĩnh vực nông nghiệp, kim ngạch hai chiều giữa hai bên chưa tương xứng với sự tăng trưởng của quan hệ kinh tế - xã hội. Năm 2023, xuất nhập khẩu nông lâm thủy sản giữa hai nước chỉ đạt 356,64 triệu USD, giảm 27,9%.

 

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến kỳ vọng, trong nhiệm kỳ mới của Tham tán Thương mại Lasse Pedersen Hjortshoj, hai bên sẽ phục hồi được tăng trưởng trong thương mại nông nghiệp.

 

 

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến và Tham tán thương mại Đan Mạch ông Lasse Pedersen Hjorshoj. (Ảnh: V.H.Anh)

 

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đưa ra một số đề xuất để hai bên cùng làm việc nhằm khai thác lợi thế, chiều sâu của mối quan hệ đôi bên, đồng thời thúc đẩy quan hệ thương mại nông nghiệp.

 

Thứ nhất, đề nghị Đan Mạch hỗ trợ về giảm chi phí sản xuất, nguyên liệu đầu vào, kiểm nghiệm kiến thức chuyên môn, tác động môi trường trong quản lý tài nguyên bền vững trong các lĩnh vực chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản,… nâng cao sức cạnh tranh của ngành nông nghiệp nói chung.

 

Thứ hai, đề nghị Đan Mạch phối hợp với các cơ quan quản lý Nhà nước, các viện, trường phía Việt Nam để nghiên cứu xây dựng các cái đề án giảm phát thải trong sản xuất nông nghiệp.

 

Thứ ba, thiết lập kênh quan hệ đối tác công tư (PPP).

 

Thứ tư, giảm thất thoát trong sản xuất lương thực, thực phẩm theo chuỗi từ ao nuôi đến bàn ăn, từ đồng ruộng đến bàn ăn.

 

Thứ năm, thúc đẩy hợp tác giữa Hội đồng nông nghiệp, thực phẩm Đan Mạch; các doanh nghiệp Đan Mạch và các hiệp hội doanh nghiệp về chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và sản xuất thức ăn chăn nuôi, các hiệp hội ngành hàng tương ứng của Việt Nam có sự hỗ trợ Tham tán, Đại sứ Đan Mạch tại Hà Nội.

 

Ông Lasse Pedersen Hjorshoj cho biết ông ấn tượng với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều bất ổn. Trong 25 năm qua, Đan Mạch đã hỗ trợ Việt Nam trong các lĩnh vực như thủy sản, nông nghiệp. Hai nước đã thiết lập Quan hệ Đối tác Chiến lược Xanh, đây là cơ sở đặt ra hợp tác chiến lược cấp cao, tạo điều kiện tăng cường hợp tác giữa các doanh nghiệp hai nước.

 

Bộ Nông nghiêp và PTNT luôn là đối tác then chốt, quan trọng trong việc thực hiện đối tác chiến lược xanh, cùng với hợp tác chiến lược ngành. Đan Mạch mong muốn được chia sẻ những công nghệ mới và những bài học kinh nghiệm với Việt Nam trong lĩnh vực tăng trưởng xanh để đạt được mục tiêu phát triển bền vững.

 

Hợp tác Đối tác nhấn nhấn mạnh vào quá trình chuyển đổi xanh trong các mảng năng lượng, môi trường, sức khỏe nông nghiệp và thực phẩm. Đối tác chiến lược xanh cũng nhằm giúp hai bên thực hiện Tuyên bố Paris về giảm phát thải ròng. Theo Tham tán Thương mại Đan Mạch, về riêng mảng nông nghiệp và thực phẩm, đây cũng là một thách thức đòi hỏi các bên cùng phải cố gắng để hoàn thành mục tiêu.

 

Ông Lasse Pedersen Hjorshoj đề nghị Việt Nam tận dụng những lợi thế từ Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU để tăng cường xuất nhập khẩu các sản phẩm nông sản giữa hai nước.  

 

Các tin khác

Liên kết
Lượt truy cập
375,354 lượt
Đối tác và mạng lưới ISG