Khu vực tư nhân tham gia thực hiện Cam kết của Việt Nam tại COP 26 trong lĩnh vực nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Thách thức và Cơ hội
Ngày đăng tin: 22/09/2022,09:52:07)
Ngày 22/9/2022 tại Thành phố Hồ Chính Minh, Bộ Nông nghiệp và PTNT phối hợp với Chương trình Phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNDP) tổ chức Hội thảo “Sự tham gia của khu vực tư nhân vào thực hiện Cam kết của Việt Nam tại COP 26 trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn: Thách thức và Cơ hội”.
Ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Nông nghiệp và PTNT và ông Ông Đào Xuân Lai, Trợ lý Đại diện thường trú và Trưởng ban Biến đổi khí hậu và Môi trường của UNDP tại Việt Nam đồng chủ trì hội thảo.

Ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Nông nghiệp và PTNT phát biểu khai mạc hội thảo
Tại COP26, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đưa ra cam kết Việt Nam phấn đấu đạt phát thải ròng bằng '0' vào năm 2050 và 02 cam kết khác có liên quan chặt chẽ đến ngành nông nghiệp đó là: cam kết tham gia sáng kiến “Giảm phát thải khí mê-tan toàn cầu”, cam kết thực hiện “Tuyên bố Glasgow về rừng và sử dụng đất”.
Từ góc độ môi trường, Nông nghiệp và Phát triển Nông cũng là ngành chịu tác động nhiều nhất của BĐKH, thiên tai, là trong số ngành góp vào phát thải khí mê tan lớn (chăn nuoi trồng trot..), song cũng là ngành có thể giúp cân bằng carbon nhiều nhất và rẻ nhất qua hấp thụ cá bon của rừng, đất, hệ sinh thái, san hô…
Để thực hiện các cam kết quốc tế và các chiến lược của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và PTNT đang triển khai xây dựng Kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính ngành nông nghiệp và PTNT giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050, bao gồm Kế hoạch “Giảm phát thải khí mê-tan trong lĩnh vực nông nghiệp đến 2030”. Tuy nhiên, để khơi thông nguồn lực đầu tư của toàn xã hội và chuyển đổi mô hình sản xuất từ “tăng trưởng về sản lượng, năng suất, sử dụng nhiều đầu vào, thâm dụng tài nguyên” sang mô hình tăng trưởng nông nghiệp “xanh, ít phát thải và thích ứng với biến đổi khí hậu” bên cạnh nỗ lực của các cơ quan quản lý, sự tham gia của khu vực tư nhân, doanh nghiệp, người sản xuất trực tiếp cùng tham gia thực hiện ở các quy mô khác nhau được xác định là hạt nhân, đàu tàu.
Toàn cảnh đại biểu tham gia hội thảo
Hội thảo được tổ chức nhằm chia sẻ những thông tin cập nhật về các định hướng chiến lược, các chính sách liên quan của ngành nông nghiệp và PTNT về việc triển khai các cam kết về biến đổi khí hậu tại COP26; các kinh nghiệm, thực hành tốt trong sản xuất kinh doanh bền vững, các bon thấp, các chuỗi nông sản xanh của ngành nông nghiệp và đề xuất các giải pháp huy động hợp tác, đóng góp của khu vực tư nhân trong đầu tư phát triển các chuỗi nông sản xanh, ít phát thải.
Phát biểu tại Hội thảo, Ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn cho biết “Bộ Nông nghiệp và PTNT sẽ tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp; khơi dậy tinh thần khởi nghiệp; thực hiện "đồng hành” và tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp đầu tư, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp số, nông nghiệp hữu cơ”. Ông cũng bày tỏ sự tin tưởng với “Tư duy đổi mới” và “Cùng hành động”, sự nỗ lực của Chính phủ, sự chủ động của toàn Ngành, sự đồng hành của khu vực tư nhân và cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước, sự ủng hộ của các Bộ, Ban ngành, Địa phương, các Đối tác quốc tế, các Chuyên gia và toàn thể người dân, Việt Nam sẽ đạt được mục tiêu trở thành quốc gia sản xuất và cung cấp lương thực thực phẩm minh bạch - trách nhiệm - bền vững, và một nền nông nghiệp xanh - giảm phát thải.
Thay mặt UNDP, Ông Đào Xuân Lai cho biết UNDP luôn sẵn sàng đồng hành và hợp tác chặt chẽ với các cơ quan Chính phủ, khối tư nhân, các đối tác phát triển, cộng đồng và viện nghiên cứu, đào tạo để tiếp tục đưa ra các chính sách đột phá khuyến khích tạo chuyển đổi như tìm kiếm thị trường, nghiên cứu công nghệ, chuyển giao công nghệ; Hỗ trợ và khuyến khích chuyển đổi sang nền nông nghiệp xanh, tuần hoàn, và bền vững. Thúc đẩy doanh nghiệp chuyển đổi, đầu tư và sản xuất theo hướng xanh; Kết nối doanh nghiệp, kết nối chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng, áp dụng công nghệ mới, phát triển các doanh nghiệp đầu tầu. Thúc đẩy ngành nông nghiệp và các doanh nghiệp, hợp tác xã minh bạch, có trách nhiệm, áp dung công nghệ, cơ sở dữ liệu, truy xuất nguồn gốc, mạng lưới ngành hàng xanh, để chia sẻ thông tin minh bạch, tạo niềm tin cho người tiêu dung và các thị trường mới; Xây dựng định hướng và kế hoạch kinh doanh cho doanh nghiệp nhằm thích ứng tốt, tăng cường quản lý rủi ro thiên tai, rủi ro thương mại, rủi ro tài chính, và các cú sốc từ bên ngoài.
Hội thảo đã thu hút gần 100 đại biểu đại diện các Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên Môi trường, Bộ Ngoại giao, các đơn vị trong Bộ Nông nghiệp và PTNT, Liên đoàn thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các tỉnh Bình Thuận và Bạc Liêu, các doanh nghiệp, hợp tác xã, và các tổ chức quốc tế tham gia theo hình thức trực tiếp và trực tuyến.
|